Kỳ tuyển sinh đại học/ cao đẳng sắp diễn ra. Thời gian này hầu hết các em học sinh, các bậc phụ huynh đều băn khoăn trong việc chọn ngành, chọn nghề.
- 3 cách đơn giản để đầu tư vào bản thân và thay đổi cuộc sống của bạn
- Bài thì đánh giá năng lực môn ngữ Văn, có nên sử dụng hình thức thi trắc nghiệm
Tin tức giáo dục ghi nhận, mới đây, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực thuộc Bộ GD&ĐT vừa mới tổ chức Tại Chương trình Tư vấn hướng nghiệp – tuyển sinh năm 2022; tại đây nhiều thông tin bổ ích, cững như những thắc mắc về tuyển sinh, về hướng nghiệp cũng được các chuyên gia giải đáp, hỗ trợ cho các em học sinh. Tiêu biểu trong số đó, PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường đại học Giáo dục – đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ rõ những sai lầm khi chọn ngành, chọn nghề của các em học sinh, cũng như những sai lầm khi định hướng nghề nghiệp cho con của bậc cha mẹ.
6 sai lầm của học sinh khi chọn nghề cần phải tránh
PGS Trần Thành Nam chỉ ra 6 sai lầm của học sinh khi chọn ngành gồm:
- Chọn nghề chỉ dựa vào duy nhất năng lực học tập.
- Chọn nghề theo trào lưu.
- Chọn nghề vì lý do kinh tế.
- Chọn nghề được xã hội trọng vọng.
- Dành ít thời gian để tìm hiểu nghề nghiệp
- Luôn có tư tưởng học gì cũng được miễn là đại học.
8 sai lầm của cha mẹ khi định hướng nghề nghiệp cho con
- Cha mẹ thiếu tôn trọng mong muốn của con.
- Cha mẹ áp đặt với suy nghĩ “còn nhỏ, chưa biết gì”.
- Nhiều bậc phụ huynh lại coi trọng hình thức nghề hơn giá trị nghề.
- Hướng nghề không căn cứ vào khả năng của con.
- Một số khác lại bỏ mặc, không quan tâm định hướng nghề của các con, phó mặc cho trẻ tự quyết định.
- Cha mẹ sắp đặt toàn bộ lộ trình cho con.
- Một số khác lại sử dụng tài chính để giúp con có việc làm.
- Nhiều cha mẹ lại chú ý cơ hội xin việc hơn là cơ hội phát huy sở trường.
Tình trạng học sinh không định hướng được nghề nghiệp, công việc trong tương lai, lơ mơ khi chọn ngành, chọn trường xảy ra phổ biến. Nhiều em loay hoay, stress trước và trong giai đoạn kỳ tuyển sinh đại học diễn ra. Cụ thể theo kết quả của một cuộc khảo sát năm 2020 của nhóm PGD Trần Thành Nam, trong tổng số 1.400 học sinh thì có tới 40% em đã xác định hướng nghề lựa chọn nhưng vẫn mơ hồ và chưa hiểu rõ hết về nghề; có tới 25% học sinh không thống nhất được với cha mẹ về nghề đã lựa chọn; 30% học sinh trong số đó vẫn còn băn khoăn hoặc chưa chọn được 1 nghề để theo đuổi; 5% học sinh đã chọn định hướng được nghề nhưng không phù hợp với bản thân.
Tương tự, cũng theo một cuộc khảo sát trực tuyến của nhóm PGS Trần Thành Nam với 459 cựu học sinh đang du học ở Mỹ năm 2020, cho thấy có tới 18,64% trong tổng số các em sinh viên chưa xác định được chuyên ngành theo học; 22,03% lựa chọn đúng sở trường; 44,07% chọn ngành kinh tế.
Cùng với những sai lầm khi chọn ngành, chọn trường dẫn đến hậu quả rất lớn. Khiến cho sinh viên, người lao động cảm thấy chán nản, không có động lực, hứng thú làm việc. Nhiều em sinh viên ra trường không có việc làm, hoặc phải làm trái ngành, trái nghề, công việc không phù hợp với ngành nghề theo học.
PGS – TS Mai Quốc Chánh – nguyên hiệu trưởng trường đại học Lương Thế Vinh nhận định, tình trạng này sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ đối với các em học sinh mà còn gây ra những hệ lụy lớn đối với xã hội như lãng phí, nguồn nhân lực được đào tạo không đúng mục đích, hiệu quả…